Trang chủ
Cách viết đơn xin làm việc cho sinh viên mới tốt nghiệp
Mục lục bài viết
- 1. Cách viết đơn xin làm việc cho sinh viên mới tốt nghiệp
- 1.1. Thể hiện kỹ năng, điểm mạnh của bản thân trong đơn xin làm việc
- 1.2. Cung cấp thông tin về kinh nghiệm làm việc trong đơn xin làm việc
- 1.3. Trình bày đơn xin làm việc ấn tượng
- 1.4. Tìm hiểu cách viết đơn xin làm việc chuyên nghiệp
- 1.5. Chuẩn bị một mục tiêu nghề nghiệp rõ ràng nhất trên đơn xin làm việc
- 2. Những sai lầm cần tránh khi viết đơn xin làm việc
- 2.1. Chọc giận nhà tuyển dụng trên đơn xin làm việc
- 2.2. Viết không chính xác nội dung tuyển dụng trên đơn xin làm việc
- 2.3. Đơn xin làm việc quá ngắn
- 2.4. Nói quá nhiều về bản thân bạn trên đơn xin làm việc
- 2.5. Mẫu đơn xin làm việc lỗi thời
Có nhiều hình thức đơn xin làm việc dành cho đối tượng là các sinh viên mới tốt nghiệp, tùy thuộc vào công việc và từng ngành nghề bạn đang tìm kiếm mà hãy lựa chọn cho mình một mẫu đơn xin việc thích hợp nhất.
Hãy cùng nhanh chóng tìm hiểu kỹ hơn về cách viết đơn xin việc làm này ngay nhé!
Cách viết đơn xin làm việc cho sinh viên mới tốt nghiệp
Thông tin cá nhân
Các thông tin cơ bản cần có trong đơn bạn cần phải cung cấp đầy đủ những thông tin về họ tên, năm sinh, địa chỉ, số điện thoại, email liên hệ, v.v. . Một lưu ý nhỏ là bạn sử dụng email phải có tên chuyên nghiệp, không sử dụng email như: [email protected], [email protected], ... những tên email kiểu như vậy sẽ rất dễ dàng khiến người sử dụng lao động khó chịu và mất thiện cảm nghiêm trọng nhất.
Thể hiện kỹ năng, điểm mạnh của bản thân trong đơn xin làm việc
Có một điều mà hầu hết các nhà tuyển dụng hoặc sinh viên đều có thể nhận biết được. Sinh viên mới tốt nghiệp thường là những người không có nhiều kinh nghiệm.
Nhưng bạn có thể hướng nhà tuyển dụng chú ý tới mục về thành tích, bảng điểm, bạn đã học ở trường để người sử dụng lao động có thể coi bạn là người có nhiều năng lực. Nó cũng là một trong những ưu thế tuyệt vời cho bạn trước các nhà tuyển dụng.
Cung cấp thông tin về kinh nghiệm làm việc trong đơn xin làm việc
Bạn phải mô tả vị trí, những thành tựu bạn đã đạt được trong quá trình tham gia học tập trước đây của chính mình. Một công việc bán thời gian không chỉ mang lại cho bạn thu nhập, mà còn mang lại cho bạn một số kinh nghiệm. Bạn phải đề cập đến những kinh nghiệm này trong đơn xin việc làm của mình để nhà tuyển dụng nhìn thấy được.
Không chỉ có kinh nghiệm làm thêm khá nhiều, bạn cũng có thể kể tới việc tham gia vào các hoạt động của trường, hoạt động tình nguyện, v.v., từ đó nhà tuyển dụng sẽ có cái nhìn sâu sắc và đánh giá cao ứng viên tìm việc hơn nữa.
>>> Tham khảo: Các kỹ năng mềm không thể thiếu khi viết CV xin việc
Trình bày đơn xin làm việc ấn tượng
Một trong những yếu tố khác làm nổi bật thông tin của ứng viên là bạn làm nổi bật khả năng cá nhân của bạn bằng cách trình bày một đơn xin việc có bố cục và cách trình bày khoa học nhất. Nếu bạn có kỹ năng sử dụng máy tính tốt và đang tham gia ứng tuyển vị trí nhân viên văn phòng thì cũng có thể mau chóng ghi thêm vào để lấy điểm cộng từ nhà tuyển dụng.
Tìm hiểu cách viết đơn xin làm việc chuyên nghiệp
Nếu bạn là người mới và không có nhiều kinh nghiệm, kỹ năng thu hút người sử dụng lao động. Bạn không nên quá lo lắng, lúc này hãy tìm hiểu thật kỹ cách viết một đơn xin việc thật chuyên nghiệp. Bạn có thể không giỏi như các ứng viên khác, nhưng bạn biết cách viết một lá đơn chuyên nghiệp và ấn tượng, không có lý do gì khiến người sử dụng lao động nào có thể từ chối ứng viên giống như bạn cả.
Để làm điều này thành công, tránh sử dụng các từ thông dụng, tránh sử dụng các từ ngữ riêng của địa phương. Nếu bạn sử dụng Word, bạn phải sử dụng các từ có cùng một phông chữ, kích thước phông chữ , kiểu chữ và bố cục đẹp mắt, chỉ có như vậy hồ sơ xin việc làm của bạn mới trông chuyên nghiệp hơn được.
>>> Xem ngay: Bạn sẽ tiết kiệm rất nhiều thời gian công sức tìm kiếm việc làm quản lý điều hành tại Hồ Chí Minh hấp dẫn khi click tại đây.
Chuẩn bị một mục tiêu nghề nghiệp rõ ràng nhất trên đơn xin làm việc
Đối với sinh viên mới tốt nghiệp, làm đúng công việc, đúng như chuyên ngành bạn theo học chính là ước mơ của nhiều người lao động hiện nay. Vào cuối khóa học, sinh viên sẽ tìm đến những nơi phù hợp với nhu cầu của họ để tham gia ứng tuyển việc làm.
Đồng thời, bạn cũng cần phải cho các nhà tuyển dụng thấy được công việc mong muốn trong tương lai, cách thức bạn đang thực hiện nó ra sao?. Điều này sẽ giúp người tuyển dụng có nhiều niềm tin hơn với ứng viên này.
Cách thức được ưa chuộng nhất hiện nay để trình bày mục tiêu nghề nghiệp trong CV là sử dụng mẫu CV xin việc Star. Bạn nên đọc bài hướng dẫn sau: https://timviec365.vn/blog/cach-viet-muc-tieu-nghe-nghiep-trong-cv-xin-viec-star-new4633.html để ứng dụng phương pháp mới này trong CV xin việc của mình nhé.
Bạn cũng nên tìm hiểu thật kỹ thông tin mà nhà tuyển dụng cần có ở trong ứng viên để có thể trả lời được mong muốn của họ ngay trong đơn xin của mình. Bạn phải biết rằng mục tiêu nghề nghiệp đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong đơn xin việc hiện nay.
Niềm đam mê và sự nhiệt tình trong công việc
Lợi thế của những sinh viên mới tốt nghiệp này là niềm đam mê và nhiệt tình trong công việc. Bạn phải cho người tuyển dụng thấy rằng bạn là người dám mơ ước và có đầy năng lực để thực hiện nó. Bạn cần đảm bảo rằng những gì bạn làm được hoàn toàn có thể thích hợp và phát triển hơn nữa tại vị trí ứng tuyển mới này.
Ngoài các yếu tố liên quan đến công việc, ứng cử viên cần phải quan tâm đến việc thể hiện sự chăm chỉ khi học hỏi,khám phá những điều mới trong việc, đây cũng là một cách ghi điểm hiệu quả trong mắt nhà tuyển dụng.
Những sai lầm cần tránh khi viết đơn xin làm việc
Lẫn lộn về giới tính của người sử dụng lao động
Trừ khi bạn biết thông tin chính xác về nhà tuyển dụng, bạn không bao giờ nên gây khó chịu cho người đọc ngay từ đầu như viết "Thưa bà/ông", "Mr/ Mrs.", v.v.
Trong thực tế, bạn nên tránh đề cập đến giới tính của người sử dụng lao động khi bạn không biết chắc chắn người nhận đơn xin việc của bạn là nam hay là nữ. Theo tâm lý của bất cứ ai đều sẽ cảm thấy rất khó chịu nếu như bạn nhầm lẫn giới tính của họ. Rất có khả năng người tuyển dụng sẽ loại bỏ hồ sơ của bạn một cách tàn nhẫn. Lời khuyên cho bạn chính là khi bạn không biết thông tin chính xác về người nhận đơn của mình thì nên đề cập tới họ một cách chung chung.
Tên công việc, công ty tuyển dụng ghi không đúng trên đơn xin làm việc
Đảm bảo bạn có được một công việc đúng mong muốn và phù hợp nhất thì bạn bắt buộc phải kiểm tra thông tin cá nhân , hay tất cả những thông tin trên đơn xin việc cần phải là chính xác tuyệt đối nhất.
Nếu bạn không chắc chắn về thông tin công ty, địa chỉ, văn phòng tuyển dụng. Bạn phải dành vài phút để gọi cho công ty mà bạn muốn gửi thư ứng tuyển để xác nhận thông tin. Nếu bạn không làm điều này, bạn sẽ không thể đảm bảo được đơn xin việc làm của mình đầy đủ và chính xác nhất được.
Nêu không rõ vị trí bạn tham gia ứng tuyển
Mục đích của nhà tuyển dụng khi đọc đơn xin việc của ứng viên là biết vị trí nào bạn đang nộp đơn xin ứng tuyển. Lỗi thiếu thông tin về vị trí tham gia ứng tuyển trong tiêu đề, thông tin về công việc sẽ dẫn đến việc bạn sẽ mất cơ hội khi tham gia phỏng sắp tới.
Chọc giận nhà tuyển dụng trên đơn xin làm việc
Người sử dụng lao động sẽ vô cùng thất vọng bởi những ứng viên tự cao, tự đại. Hãy nói một cách cụ thể, chính xác nhất về các kỹ năng, trải nghiệm bạn có, không khoe khoang, phô trương quá mức. Điều này sẽ làm cho người sử dụng lao động cực kì khó chịu khi đọc đơn xin việc làm của bạn.
Lỗi chính tả, ngữ pháp
Bạn có khả năng, kinh nghiệm và sự tự tin để có thể làm tốt tại vị trí mà nhà tuyển dụng đang cần. Nhưng nhiều ứng viên trong quá trình đánh máy để lại các lỗi như lỗi chính tả và lỗi ngữ pháp gây khó khăn rất nhiều trong quá trình tìm kiếm việc làm của mình. Nếu bạn không chắc chắn về nội dung trên đơn, bạn có thể yêu cầu người khác rà soát giúp bạn. Điều này sẽ giúp bạn tránh được những sai lầm không cần thiết trước khi gửi chúng tới tay người nhận.
Viết không chính xác nội dung tuyển dụng trên đơn xin làm việc
Thông thường, người sử dụng lao động thường cực kì bận rộn, mọi người không có nhiều thời gian để đọc một đơn xin việc dài dòng mà không có ý chính, hay nội dung họ đang cần. Một lời khuyên dành cho bạn hiện tại chính là cung cấp thông tin có liên quan đến vị trí, và mong muốn của nhà tuyển dụng muốn tìm thấy ở ứng viên. Bạn phải viết ngắn gọn, dễ hiểu súc tích nhất.
Đơn xin làm việc quá ngắn
Đơn xin việc phải ở dạng như thư, đó không phải là phần giới thiệu ngắn gửi tới nhà tuyển dụng. Lá đơn xin việc này cũng phải được trình bày dưới dạng văn bản có 3 phần đầy đủ là phần đầu, phần nội dung và kết thúc. Mỗi phần được trình bày một cách nhất quán, để khi nhìn vào thông tin này, người sử dụng lao động nhận thức được mức độ nghiêm túc và nhiệt tình của ứng viên cho vị trí này.
Nhiều ứng viên nói rằng họ không nên viết nhiều trong đơn xin việc, chỉ phác họa một vài ý tưởng chính và thông tin sẽ được trao đổi trong cuộc phỏng vấn. Tuy nhiên thực tế lại không phải như vậy nếu như một lá đơn quá ngắn, không có đủ thông tin nhà tuyển dụng muốn thì bạn sẽ rất khó để bước vào vòng phỏng vấn. Bạn nên nhớ viết đơn xin việc trên trang A4.
Nói quá nhiều về bản thân bạn trên đơn xin làm việc
Bạn viết một lá đơn nhưng bạn lại chỉ chăm chút nói tới cá nhân mà lại quên tới việc đề cập tới những giá trị mà bạn có thể đem lại cho doanh nghiệp mai sau. Trong thực tế, những gì các nhà tuyển dụng muốn tìm thấy được ở ứng viên chính là những thứ mà họ có thể đem lại cho mình khi được nhận.
Mẫu đơn xin làm việc lỗi thời
Một đơn xin việc có rất nhiều màu sắc, lòe loẹt và bạn nghĩ là nó có thể thu hút nhà tuyển dụng hiệu quả. Nhưng trong thực tế, với các nhà tuyển dụng họ lại không nghĩ như vậy, đơn xin việc chính là vũ khí giúp bạn làm nổi bật chính mình. Do đó, lá đơn của bạn càng trình bày đơn giản, thì bạn sẽ khiến nhà tuyển dụng cảm thấy dễ chịu hơn. Và cơ hội bạn nhận được mời phỏng vấn cũng sẽ cao hơn.
Trên đây chính là một vài mẹo hay giúp bạn viết đơn xin làm việc hiệu quả và thu hút nhà tuyển dụng nhất. Chúc bạn có thể nhận được thật nhiều những thông tin hữu ích nhất từ bài viết trên.